Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội
Soi mình bên bóng nước hồ Tây đã 15 thế kỷ, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất, với bao huyền thoại từ tên gọi Khai Quốc, nay trở thành một di sản văn hóa trong lòng Hà Nội. Chùa Trấn Quốc thuộc địa phận làng Yên Hoa bên bờ sông Hồng (nay nằm trên đường Thanh Niên thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ).
Vào thời vua Lý Nam Đế (544 - 548), chùa có tên là Khai Quốc. Đến niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thái Tông, chùa được đổi tên thành An Quốc. Đến đời Lê Trung Hưng năm 1615, do bãi sông bị lở gần vào đến chùa, nhân dân phường Yên Hoa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Cá Vàng ở Hồ Tây, là địa điểm hiện nay của chùa. Chùa được dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Sau đó, người ta cho đắp đê Cổ Ngư và tạo đường nối từ đê với đảo Cá Vàng. Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất là vào đời vua Lê Thần Tông năm 1639. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này.
Đến niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) đời vua Lê Hy Tông, chùa đổi tên là Trấn Quốc. Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa.
Đến năm 1842, vua Thiệu Trị tuần du ra Bắc, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Chùa có lối kiến trúc độc đáo gồm nhiều lớp, nhiều tượng Phật được xếp từ thấp đến cao, từ to đến nhỏ.... Chùa có 3 nếp nhà chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工). Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay còn lưu giữ 14 tấm bia. Tấm bia năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích nhắc đến việc xây dựng chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815. Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn với rất nhiều tháp. Ở khuôn viên chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá, đó là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959.
Chùa Trấn Quốc đã sống một cuộc đời riêng, hòa chung trong lịch sử của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến mà mỗi viên ngói trên mái chùa rêu phong đều mang trong mình một câu chuyện, gợi lên hoài niệm về những kí ức của Hà Nội.
Tour Du Lịch Ghép Đoàn Hàng Ngày & Khách Đoàn Tour Riêng Dành Cho Khách Đoàn ![]() Một Góc Hồ Gươm ![]() Thành Phố Hòa Bình ![]() Một Góc Khu Du Lịch Thiên Sơn Suối Ngà ![]() Bảo Tàng Dân Tộc Học Hà Nội ![]() Chiều Hoàng Hôn Bên Hồ Tây | Thắng Cảnh Hà Nội Dịch Vụ Du Lịch |
Từ Khóa : Chùa Một Cột Hà Nội,Chùa Trấn Quốc Hà Nội,Chùa Quán Sứ Hà Nội,Chùa Đậu Hà Nội,Chùa Hương Hà Nội,Chùa Thầy Hà Nội,Chùa Trăm Gian Hà Nội,Chùa Tây Phương Hà Nội,Chùa Trầm Hà Nội,Chùa Mía Hà Nội,Đền Quán Thánh Hà Nội,Đền thờ Hai Bà Trưng,Đền Gióng Hà Nội,Đền Kim Liên Hà Nội,Đền Voi Phục Hà Nội,Đền Bạch Mã Hà Nội,Đền Ngọc Sơn Hà Nội,Đền Và Hà Nội,Phủ Tây Hồ Hà Nội,Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,Nhà sàn Bác Hồ Hà Nội,Quảng trường Ba Đình,Tháp Rùa Hà Nội,Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội,Hồ Trúc Bạch Hà Nội,Hồ Tây Hà Nội,Cột cờ Hà Nội,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Thành cổ Hà Nội,Nhà hát Lớn,Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây,Ngôi nhà cổ 38 Hàng Đào,Chợ Đồng Xuân,Làng lụa Vạn Phúc,Làng cổ Đường Lâm,Làng gốm Bát Tràng,Thành Cổ Loa Hà Nội,Thành cổ Sơn Tây,Nhà thờ Lớn Hà Nội,Phố cổ Hà Nội ,Bảo tàng Hồ Chí Minh,Bảo tàng Lịch sử Quân sự ,Bảo tàng Mỹ thuật,Bảo tàng Cách mạng,Bảo tàng Dân tộc học,Gò Đống Đa Hà Nội,Tượng đài Lý Thái Tổ,Vườn quốc gia Ba Vì,Khoang Xanh Hà Nội,Ao Vua Hà Nội,Đầm Long Hà Nội,Thiên Sơn Suối Ngà,Suối Ngọc Vua Bà,Đồng Mô Hà Nội,Thác Đa Hà Nội,Khách Sạn Hà Nội,Nhà Nghỉ Hà Nội,Các Chuyến Tàu Từ Hà Nội,Các Chuyến Bay Từ Hà Nội,Các Chuyến Xe Open Bus,Thuê Xe Ô tô Hà Nội,Nhà Hàng Ngon Tại Hà Nội,Món Ngon Hà Nội